Tìm hiểu về các phương pháp gia công bề mặt trong in ấn
Trong kĩ thuật in ấn hiện đại, ngoài việc nâng cao chất lượng, tốc độ in ấn. Người ta còn chú ý đến các phương pháp hoàn thiện bề mặt. Các phương pháp thường sử dụng gồm có: Cán màng nilon( cán bóng, cán mờ), Phủ UV, Ép nhũ ( ép kim), Dập nổi, ép chìm. Các phương pháp này ngoài việc tăng tính thẩm mỹ. Thì chúng còn tăng độ bền cho sản phẩm. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ về các phương pháp này nhé.
1.Ép nhũ là gì? Ép kim là gì? có giống nhau không?
Ép nhũ và ép kim thực ra chỉ là 2 tên gọi. Chúng cùng là kĩ thuật ép phủ một lớp kim loại mỏng lên bề mặt giấy hoặc da. Ép kim là tên gọi từ ngày xưa, ép lớp kim loại mỏng màu vàng ( mạ vàng ) lên bề mặt sản phẩm. Sau này do nhu cầu khách hàng, người ta tạo thêm các loại nhũ màu khác nhau như bạc, xanh, đỏ, tím,… nên người ta gọi kĩ thuật này là ép nhũ. Ép nhũ sử dụng khuôn định hình ( khuôn bạc hoặc đồng), kết hợp với nhiệt và lực ép để ép lớp kim loại dính lên sản phẩm cần ép. Người ta thường sử dụng kĩ thuật này trên các sản phẩm card visit, thiệp cưới, túi giấy, hộp giấy, lịch tết,….
2. Cán màng
Các sản phẩm in ấn khi in xong thường được cán một lớp màng nilon mỏng. Lớp màng này giúp sản phẩm bền màu hơn, đẹp hơn. Có 2 loại cán màng thường dùng là cán màng bóng và cán màng mờ.
3. Phủ UV
Phủ UV là công nghệ in giống với in offset nhưng sử dụng mực in uv. Mực in UV được in phun trực tiếp lên bề mặt in và được làm khô ngay lập tức bằng hệ thống đèn uv.
Giấy dùng để in UV thường có 2 loại là giấy matelize và giấy sau in offset. Với giấy metalize thì thường được sử dụng để làm các túi và hộp quà tặng cao cấp. Còn giấy sau in offset thường được dùng cho các sản phẩm như card visit, cataloge, …
Về phương pháp phủ uv thì người ta chia ra làm phủ UV toàn phần và Phủ uv cục bộ.
4. Dập nổi-ép chìm
Đây là công nghệ dùng áp lực để làm cho phần tử in nổi lên trên hoặc chìm xuống dưới so với các phần tử xung quanh. Phương pháp này được sử dụng rất nhiều trong in card visit, thiếp cưới,…